Sunday, March 20, 2016

Trúng tuyển phải xác nhận nguyện vọng học

  
categories: 
Trung-tuyen-phai-xac-nhan-nguyen-vong-hoc
Ngay sau khi có kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng hệ chính quy đợt 1, nếu trúng tuyển thí sinh cần phải xác nhận ngay nguyện vọng tại trường mình sẽ theo học.


PGS.TS Trần Văn Nghĩa – Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT cho biết theo quy định khi đăng ký dự thi THPT năm 2016 thí sinh phải điền thông tin vào phiếu đăng ký dự thi và phải điền thông tin vào phiếu đăng ký các môn xét tốt nghiệp THPT.

“Năm nay quy chế yêu cầu thí sinh phải khai thời gian có hộ khẩu thường trú. Trong phiếu đăng ký, các em phải xác định rõ hộ khẩu thường trú của mình có đủ 18 tháng trở lên hay không. Nếu khai không rõ hoặc không chính xác nội dung này sẽ ảnh hưởng các quyền lợi khi tham gia đăng ký xét tuyển (ĐKXT) ĐH, CĐ” – PGS.TS Trần Văn Nghĩa lưu ý.


Năm 2016, thí sinh phải điền thông tin vào phiếu đăng ký dự thi và phải điền thông tin vào phiếu đăng ký các môn xét tốt nghiệp THPT. Ảnh: Tuổi Trẻ.

Thí sinh thi cụm thi ĐH mới được cấp giấy báo điểm

TS Nguyễn Đức Nghĩa – Phó giám đốc ĐHQG TP HCM cho biết thêm: “Chỉ có thí sinh nào đăng ký dự thi tại các cụm thi do các trường ĐH chủ trì mới được cấp một Giấy chứng nhận kết quả thi (giấy báo điểm) với mã số xác định duy nhất có mã vạch để ĐKXT vào các trường ĐH dùng kết quả thi
THPT quốc gia để xét tuyển.

Tuy nhiên cũng có nhiều trường ĐH, CĐ xét tuyển từ học bạ THPT (kết quả học của 3 năm THPT hoặc của năm học lớp 12) bên cạnh việc sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển”.
Theo Bộ GD&ĐT, các trường ĐH, CĐ, nhất là các trường khối năng khiếu, nghệ thuật chủ động xây dựng và công bố công khai đề án tự chủ tuyển sinh theo quy định của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy; tổ chức tuyển sinh theo các quy định tại đề án tự chủ tuyển sinh.

Còn đối với các trường sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển có một số điều chỉnh theo hướng tăng quyền chủ động cho các trường ĐH, CĐ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong ĐKXT và xét tuyển. Cụ thể, thí sinh sử dụng mã số ghi trong Giấy chứng nhận kết quả thi của mình để ĐKXT trong các đợt xét tuyển;

Thí sinh ĐKXT qua bưu điện và trực tuyến (online); trong mỗi đợt xét tuyển, thí sinh không được thay đổi nguyện vọng ĐKXT; các trường căn cứ ngưỡng đảm bảo chất lượng do Bộ GD&ĐT quy định để xác định và công bố công khai ngưỡng ĐKXT vào ngành/nhóm ngành của trường; tổ chức xét tuyển và công bố kết quả trúng tuyển cho thí sinh.

Nộp giấy báo điểm trước 17h ngày 17/8

Theo quy định thí sinh trúng tuyển ở từng đợt xét tuyển phải nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi cho trường nhập học qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh, dịch vụ chuyển phát ưu tiên hoặc phương thức khác do trường quy định trong thời hạn quy định (trước 17h ngày 18/7).
Quá thời hạn này (tính ngày theo dấu bưu điện nếu nộp qua đường bưu điện) những thí sinh không nộp Giấy chứng nhận kết quả thi cho trường được xem như từ chối nhập học.

“Nhiều khả năng sẽ có nhiều thí sinh trúng tuyển cùng một lúc hai trường ngay trong đợt 1. Sau khi các trường công bố kết quả, các em phải xác nhận ngay mình phải học trường nào (kể cả các em trúng tuyển một trường cũng phải đăng ký xác nhận nhập học).

Kết quả trúng tuyển đợt I được công bố trước ngày 15/8. Thí sinh trúng tuyển đợt I nộp Giấy chứng nhận kết quả thi cho trường nhập học trước 17h ngày 17/8 (theo dấu bưu điện nếu nộp qua bưu điện). Nếu thí sinh nào không nộp giấy báo điểm thì nhà trường coi như em không học và sẽ hủy kết quả trúng tuyển” – PGS.TS Trần Văn Nghĩa lưu ý.

Một số ý kiến băn khoăn về quy định này, thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định: “Thí sinh không phải vất vả tới trường nộp giấy chứng nhận kết quả thi. Quy chế cho phép thí sinh có hai ngày để suy nghĩ cân nhắc chọn trường đã trúng tuyển để nhập học.
Thí sinh chỉ cần ra bưu điện nộp đúng thời gian quy định. Còn giấy chứng nhận kết quả thi này đến trường lúc nào là việc của bưu điện. Các trường có bốn ngày chờ để nhận giấy chứng nhận kết quả thi này”.
Thí sinh thuộc diện “ưu tiên xét tuyển” theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Quy chế tuyển sinh cần nộp bổ sung: phiếu đăng ký ưu tiên xét tuyển theo mẫu quy định tại Hướng dẫn tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển vào ĐH, CĐ năm 2016; bản chính của một trong các giấy chứng nhận sau:
Giấy chứng nhận đoạt giải Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT; Giấy chứng nhận đoạt giải Cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia; Giấy chứng nhận đoạt giải quốc tế về thể dục thể thao, năng khiếu nghệ thuật.

Lệ phí tuyển sinh

Lệ phí tuyển sinh (dự tuyển) là 30.000 đồng/hồ sơ. Thí sinh thuộc diện xét tuyển hoặc tuyển thẳng vào các trường ĐH, CĐ, TC nộp phí 30.000 đồng/hồ sơ.
Thí sinh đăng ký tuyển sinh vào các ngành năng khiếu hoặc vào các trường tuyển sinh riêng:
Đăng ký vào trường tuyển sinh bằng phương thức xét tuyển: 30.000 đồng/hồ sơ.
Đăng ký vào trường tuyển sinh bằng phương thức thi tuyển: đối với các môn văn hóa chuyên ngành: 35.000 đồng/môn thi; đối với các môn năng khiếu: 300.000 đồng/hồ sơ (bao gồm tất cả các môn năng khiếu).
Thí sinh đăng ký sơ tuyển vào các trường khối quốc phòng, an ninh, ngoài phí dự thi, dự tuyển theo quy định còn phải nộp 50.000 đồng/hồ sơ khi đăng ký sơ tuyển.

Bài viết khác:
Bỏ đại học, đi học nghề